Theo nhiều chuyên gia
trong ngành, căn hộ và đất nền các tỉnh ven Tp.HCM đang thiếu nguồn cung sơ
cấp, do đó thị trường thứ cấp (mua đi bán lại) đang hoạt động khá sôi động
Bán chạy vì
khan hàng?
Cách đây vài
năm, các Công ty BĐS đã đẩy mạnh tìm kiếm dự án tại khu ven để phân phối nuôi
quân, nuôi bộ máy. Thị trường khởi sắc, sản phẩm giao dịch sôi động và tiêu thụ
khá nhiều. Thị trường đang thiếu hụt nguồn cung mới.
Tuy vậy, theo
ông Nguyễn Quốc Vy Liêm, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư LDG, chính
sự khan cung lại thúc đẩy những dự án đã và đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng có
thanh khoản tốt.
Từ đó, nhiều
khả năng giá ở các dự án này sẽ tăng vào cuối năm 2018 và năm 2019. Đồng thời,
vì khan hiếm sản phẩm nên theo ông Liêm việc mua đi bán lại các BĐS cũ sẽ diễn
ra nhiều hơn. Trong đó, những sản phẩm BĐS tại Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa –
Vũng Tàu, Long An dự báo sẽ có giao dịch tốt cuối năm 2018 và năm 2019.
Theo các
chuyên gia, thị trường BĐS Tp.HCM và khu vực lân cận đã trải qua giai đoạn giảm
cả về cung và lượng cầu. Dự báo đến cuối năm nay, giao dịch chủ yếu diễn ra ở
những dự án đã có pháp lý cơ bản và một vài dự án "mới tinh" đang
được chủ đầu tư rục rịch chào bán với giá sơ cấp vào quý đầu năm của 2019. So
với thời điểm đầu năm giá bán căn hộ (mức giá trên dưới 2 tỉ đồng/căn) tăng dao
động ở mức khoảng 10-15%, đất nền ghi nhận mức tăng giá ấn tượng hơn từ 20-30%
so với đầu năm 2018.
Siết chặt về
thủ tục pháp lý
Đây được xem
là nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề nguồn cung mới giảm mạnh trong những quý
vừa qua. Và với bức tranh không mấy khả quan trong đầu quý 4 thì tình hình trầm
lắng nguồn cung có thể kéo dài đến hết năm 2018, sang đầu năm 2019.
Theo các chủ
đầu tư dự án, thời gian qua là giai đoạn điều chỉnh kế hoạch ra hàng cùng với
sự quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước trong việc cấp thủ tục pháp lý nên
chưa thể vội vã bung dự án.
Một vài doanh
nghiệp đã có sản phẩm nhưng phải cân nhắc thời điểm bung hàng vì nói theo cách
của họ "Dự án cũng như con gái, nếu gả nhầm thì sẽ khổ". Khi thị
trường BĐS không mấy sáng sủa đến thời điểm cuối năm thì việc thay đổi kế hoạch
bung sản phẩm đã nằm trong chiến lược của doanh nghiệp.
Một nguyên
nhân khác cũng tác động rõ nét đến nguồn cung mới của thị trường BĐS, đó là:
các dự án BT mà trong đó các doanh nghiệp tham gia chủ yếu đổi đất để đầu tư dự
án BĐS bị tạm dừng, cùng một loạt các dự án dính đến đất công khiến không ít
cán bộ dính vào lao lý nên các CĐT cũng trở nên thận trọng hơn khi bung dự án
ra thị trường.
Hiện nay toàn
bộ các dự án BT trên địa bàn Tp.HCM đang phải dừng lại. Cụ thể, dự án BT cầu
Thủ Thiêm 4 nối từ đường Huỳnh Tấn Phát (Q.7) sang khu đô thị Sala (Q.2) đang
dậm chân tại chỗ. Nếu dự án này được triển khai doanh nghiệp đầu tư sẽ được
hoán đổi một số khu đất để phát triển dự án.
Mới đây, UBND
Tp.HCM phát thông báo yêu cầu cơ quan ban ngành liên quan khẩn trương hoàn
thiện chương trình, phát triển nhà ở trình UBND TP xem xét để làm cơ sở chấp
thuận chủ trương đầu tư.
Tuy vậy, theo
nhận định của các chuyên gia, chính sách này thực chất đã "siết" các
dự án nhiều hơn, đặc biệt các dự án đang triển khai dở dang phải dà soát lại
xem có phù hợp với chủ trương phát triển nhà ở của thành phố hay không. Chính
điều này lại càng làm ảnh hưởng đến nguồn cung của thị trường BĐS trong thời
gian tới.
#Nguồn CafeF theo thời đại