BẤT ĐỘNG SẢN TÂY BẮC TPHCM HƯỞNG LỢI LỚN TỪ HỆ THỐNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỢC NỐI DÀI
Theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư, bên cạnh khu Nam và khu
Đông, thị trường khu vực phía Tây Bắc TP.HCM ngày càng hấp dẫn, có thể vì họ thấy
rõ được những định hướng phát triển đô thị trong tương lai.
Trong đó, TP.HCM đang thực hiện cơ chế đặc thù và quy hoạch
vùng đô thị mở rộng, các khu vực giáp ranh ven thành phố được xem như nhưng khu
đô thị vệ tinh cũng đang đươc "kích hoạch". Đặc biệt, để đạt được các
mục tiêu đề ra, TP.HCM luôn xác định hạ tầng giao thông phải đi trước một bước,
và nhiều dự án cầu được lớn đang được triển khai giúp việc liên kết vùng trở
nên dễ dàng hơn trong vài năm tới đây.
Cao tốc Bến Lức - Long Thành
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) nhận định, theo
Đề án Quy hoạch vùng, các huyện Cần Giuộc, Bến Lức sẽ trở thành đô thị loại 3,
nằm trong tổ hợp của Vùng TPHCM. Đây là cơ hội lớn để Long An, đặc biệt huyện Cần
Giuộc phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông và đô thị
phát triển mạnh mẽ sẽ là động lực để thị trường bất động sản tăng trưởng bền vững
trong tương lai gần.
Đặc biệt từ nay tới năm 2020 và đến 2050, Long An sẽ trở
thành vùng kinh tế động lực hàng đầu của cả nước. Theo đó, Cần Giuộc, Bến Lức sẽ
là một trong những khu đô thị loại 3, nằm trong tổ hợp vùng TPHCM.
Để giải quyết các điểm nóng về giao thông tại khu Nam, nhiều
dự án hạ tầng đã được đưa vào lộ trình phê duyệt đầu tư như: Dự án xây nút giao
thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ (vốn đầu tư 2.600 tỷ đồng); Dự án cầu
Nguyễn Khoái từ quận 7 qua quận 4 (vốn đầu tư 1.250 tỷ đồng); Dự án mở rộng đường
Nguyễn Tất Thành, quận 4; Dự án đường trục Bắc - Nam kết nối khu vực trung tâm
với quận 4, 7 và huyện Nhà Bè có tổng kinh phí dự trù hơn 6.744 tỷ đồng; Dự án
Cầu Rạch Đĩa và cầu Long Kiểng cũng được dự kiến hoàn thành trong quý I-2018…
Ngoài việc ưu tiên giải quyết các điểm ùn tắc trước mắt,
thành phố cũng đang lên phương án mở rộng đường Lê Văn Lương, tuyến đường huyết
mạch kết nối khu Nam Sài Gòn và Long An. Đặc biệt, tuyến Metro số 4 (đi qua các
quận 1, 3, 4, 7, 12, Gò Vấp, Phú Nhuận và Nhà Bè) chạy song song với đường Nguyễn
Hữu Thọ, đã quy hoạch và đang được kiến nghị điều chỉnh kéo dài từ Nguyễn Văn
Linh đến Khu đô thị Cảng Hiệp Phước. Theo đó, nhà ga số 2 của tuyến cao tốc này
sẽ được bố trí tại Khu đô thị cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè.
Bên cạnh đó, tuyến cao tốc Bến Lức - TPHCM - Long Thành,
đang được triển khai, được kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng chung của vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam. Ở quy mô nhỏ hơn, sự kết nối này cũng sẽ là động lực quan
trọng cho các khu vệ tinh như Khu đô thị cảng Hiệp Phước, Khu công nghiệp Long
Hậu và đặc biệt là Cần Giờ đang được quy hoạch để trở thành khu đô thị du lịch
bậc nhất Đông Nam Á.
Quan trọng hơn hết, Sở Giao thông Vận tài TP.HCM cho biết hiện
số liệu thống kê cho thấy sự hình thành các khu đô thị mới phía Nam Thành phố,
dọc theo Quốc lộ 50 và khu đô thị công nghiệp cảng Tân Tập, Long Hậu của Long
An nên lưu lượng giao thông trên Quốc lộ 50 đang trong tình trạng quá tải.
Trong khi việc xây dựng đường song hành Quốc lộ 50 và mở rộng
Quốc lộ 50 hiện hữu theo quy hoạch gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng
mặt bằng. Chính vì vậy Sở này cho rằng việc xem xét đầu tư xây dựng mới đường
song song Quốc lộ 50 là cần thiết.
Theo quy hoạch, điểm đầu của tuyến đường mới sẽ kết nối với
dự án nối đường Phạm Hùng hiện hữu với cầu Kênh Cây Khô (đoạn tuyến dài khoảng
800m), tại xã Phước Lộc - huyện Nhà Bè (TP.HCM), điểm cuối sẽ kết nối với Quốc
lộ 50 tại lý trình Km12+600 (ngã tư Tân Kim, xã Tân Kim - huyện Cần Giuộc (tỉnh
Long An).
Cũng theo Sở GTVT các công trình trên sẽ được đầu tư bằng
nhiều hình thức đối tác công tư (PPP) kết hợp ngân sách địa phương và dự kiến
hoàn thành trong giai đoạn 2018 - 2020. Hiện một số nhà đầu tư đã lên phương án
xây dựng các công trình nói trên, thành phố đang chờ sự chấp thuận của các cấp
có thẩm quyền.
Thực tế trên cho thấy, hạ tầng giao thông của Long An chắc
chắn sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Khi hạ tầng phát triển, đồng
nghĩa cơ hội cho bất động sản cũng tăng lên. Ngoài ra, xu hướng đất nền
vùng ven do yếu tố hạ tầng phát triển đã thu hút nhiều nhà đầu tư bất động sản
trong thời gian gần đây bởi sự kỳ vọng gia tăng theo thời gian và khi hạ tầng
hoàn thành.
"Long An là một trong 7 thành phố vệ tinh của vùng
TP.HCM, đồng thời theo Đồ án Quy hoạch vùng, các huyện Cần Giuộc, Bến Lức sẽ trở
thành đô thị loại 3, nằm trong tổ hợp của Vùng TP.HCM. Đây là cơ hội lớn để
Long An, đặc biệt là huyện Cần Giuộc phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó,
hạ tầng cũng sẽ "kích hoạch" cho thị trường bất động sản trong tương
lai gần", Trần Hiếu, Phó TGĐ Tiếp thị và Kinh doanh Công ty DKRA Việt Nam
nhận định.
Ghi nhận của chúng tôi cho thấy, hàng loạt dự án bất động sản
tại nhiều khu vực giáp ranh với TP.HCM đang được triển khai: Dự án Thành phố
sinh thái Năm Sao - Five Star Eco City do Tập đoàn Quốc tế Năm Sao làm chủ đầu
tư; Khu đô thị TM-DV- Du lịch Sinh thái Cát Tường Phú Sinh do Công ty CP Địa ốc
Cát Tường Đức Hoà làm chủ đầu tư; Hay như mới đây nhất, dự án Saigon RiverPark
do DKRA phát triển tại trung tâm huyện Cần Giuộc, rộng hơn 32ha gồm 1.200
căn nhà phố vườn và biệt thự vườn đã có sổ đỏ đầy đủ... tạo nên sức hút mới cho
thị trường vùng ven.
Ông Lưu Đình Khẩn, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Long An,
cho rằng sau khi bản quy hoạch vùng đã được phê duyệt, một số khu đô thị giáp
ranh với TP.HCM sẽ có nhiều lợi thế và hướng phát triển thị trường cũng đã được
định hình rõ nét. Trong đó, khu trung tâm TP.Tân An sẽ chú trọng phát triển những
khu đô thị hạng sang, các khu Bến Lức, Đức Hòa, Cần Giuộc sẽ phát triển những dự
án bất động sản trung cấp, phục vụ người lao động tại các khu công nghiệp.
Theo Nhịp sống kinh tế
|